TE1BBB1hiE1BB83umC3ACnhsBlog Tuhieuminh.blogspot.com TiC3AAucE1BBB1cvC3A0vC3B4vi
Trong dịp Tết, tôi gọi điện thoại trò chuyện với một số bạn già, ngoài việc hỏi thăm sức khỏe và những chuyện vui của bè bạn, chúng tôi còn bàn về chính trị và hiện tình đất nước. Đa số các bạn đều tỏ vẻ quan tâm, riêng chỉ có một bạn thì tỏ ra rất “triết lý nhà Phật” nói với tôi rằng: Đừng quan tâm làm gì cho “Khổ” vì mọi sự đều “vô thường”, hợp rồi lại tan, sinh rồi lại diệt, mọi sự đều thăng trầm đều đặn như hình “sin” trong toán học. Anh ta còn đi xa hơn bảo tôi hãy biết nhìn ngắm vũ trụ, những thiên hà, tuy có đời sống hàng chục tỷ năm nhưng cũng có lúc nổ tung và tan biến vv… Ý của anh ta muốn nhắc nhở rằng không cần phải vọng động, chuyện gì phải đến sẽ xảy đến, không thể tránh được.
Đứng trước lập luận “vô thường” “sắc không” này, tôi liền hỏi anh rằng: Liệu “vô thường” kiểu đó, cho rằng không có gì là tồn tại thì phải chăng thế gian này chẳng có giá trị gì cả sao? Phải chăng nó không có ảnh hưởng gì đến cái thế giới tâm linh mà người chủ trương “vô thường” vẫn tin là “có” và “trường cữu”, phải chăng không phải nhờ có thể xác vật chất mới tạo ra được “nhân quả” ảnh hưởng lâu dài lên các kiếp sống về sau hay sao?? Nếu cứ vô vi vô động vì biết rằng mọi sự đều vô ích hoặc tạo “quả xấu” thì tại sao không sớm chấm dứt cuộc đời vô nghĩa này, chết sớm cho khỏe, hay là tự tử, hay là đừng sinh đẻ gì để đừng sinh sản ra con cái một cách vô ích?
Với câu hỏi đảo ngược của tôi, ông bạn nín thinh, ấm ớ không biết cách trả lời thỏa đáng.
Thì ra ông bạn không hề nghĩ rằng mọi vật sinh ra và biến mất trong vũ trụ này đều có một kế hoạch, một nhiệm vụ nào đó. Ngoài việc phải sinh và phải diệt, mọi vật còn có nhiệm vụ phải sinh sản truyền giống để lưu truyền cái chu kỳ đó cho mãi về sau. Cái thăng trầm đều đặn của đường “sin” khi đã phát sinh thì nó vẫn duy trì đến vô tận, lập lại một cách nhàm chán hình thể lên xuống của ban đầu, chẳng có gì là đáng giá cả. Tuy nhiên nếu đường “sin” này mà phối hợp với bao nhiều đường “sin” khác thì sẽ tạo ra một tổng hợp vô cùng phong phú và đa dạng khiến chính mỗi cái “sin” cũng phải ngạc nhiên về giá trị của mình sau khi được phối hợp với các “sin” khác. Ví dụ điển hình là âm thanh và âm sắc, căn bản đó là những rung động hình “sin” đơn giản nhạt nhẻo, nhưng khi phối hợp với nhau (công thức Huyghens) thì thành ra muôn điệu nhạc phong phú vô tận. Một con ong không thể làm nên mật ong mà cần phải có sự hợp tác chặt chẻ của toàn đàn ong. Một đàn ông sống cô đơn ở bên Đông và một đàn bà sống côi cút ở bên Tây, cả hai đều tự cho rằng mình vô dụng chẳng có ý nghĩa gì, nhưng một khi cả hai được ông trời phối hợp sống chung với nhau thì tạo ra được muôn vàn sức sống đầy màu sắc tươi đẹp và tạo ra được một xã hội đầy linh hoạt sống động. Vì thế tuy rằng mỗi một con người chúng ta tuy nằm trong chu kỳ “vô thường” của vũ trụ với giá trị nhỏ nhoi lắm khi vô nghĩa, nhưng nếu tuân theo một kế hoạch phối hợp lý tưởng nào đó thì sẽ lưu lại những hậu quả tốt lành cho tương lai mà chỉ có những hậu duệ mới nhìn thấy và đánh giá được. Nếu nguyên tổ của loài người cũng suy nghĩ một cách tiêu cực về sự “vô thường” của kiếp sống con người trong cái vũ trụ sinh và diệt cách “vô thưòng” đó… rồi trở thành tiêu cực, thích chết đi cho khỏe thì sẽ không có được những xã hội văn minh đầy màu sắc và linh động như hôm nay.
Nếu mọi người dân Việt trong cuộc sống hiện tại không làm những gì đáng làm để cho cuộc sống được tuơi đẹp hơn, cứ “xuôi tay cho mệ nuốt” thì nước Việt sẽ là một phần đất nô lệ của Tàu và con cháu dân Việt sẽ bị đồng hóa với dân Tàu. Thái độ vô vi vô động của những vị không muốn nổ lực phấn đấu để vươn lên sẽ khiến cho xã hội bị kẻ ác chi phối và phân hóa.
Mình cũng có trì tuệ, cũng có tay chân như bọn ác, tại sao mình lại không chịu phát triển khả năng sinh tồn của mình để phấn đấu nâng cao cái giá trị bẩm sinh mình, mà lại tự ý làm cho mình thui chột bằng thái độ vô vi vô cảm?? Bổn phận của con người là phải tìm hiểu mục đích của loài người để biết được kế hoạch dành cho nhân loại là gì, để từ đó phối hợp những cái “vô nghĩa” của từng cá thể thành một chương trình phát triển tổng hợp hầu mang lại sự thăng tiến cho mình, cho xã hội và cho cả nhân loại. Thiết nghĩ đó là mục đích sống của con người và có như thế con người mới thoát ra khỏi cái “vô thường” “vô nghĩa” của mình.
Xin hãy suy nghĩ lại!

Trường Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0853989686
Liên hệ