”Lành thay ! Lành thay ! Ông hãy tuyên nói” Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát nói:”Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có thể tụng niệm các Đà La Ni với tên của Đức Phật vì muốn lợi mình với hộ người khác, mau thành các Pháp mà được hiệu nghiệm thì Pháp của tràng hạt ấy cần phải tác ý thọ trì như vậy. Xong thể của hạt châu ấy có nhiều loại khác nhau.
Nếu dùng sắt làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp năm lần
Nếu dùng đồng đỏ làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp mười lần
Nếu dùng báu của nhóm trân châu, san hô… làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm lần
Nếu dùng Hoạn Tử làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn lần
Nếu dùng hạt sen làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp vạn lần
Nếu dùng Nhân Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm vạn lần
Nếu dùng Ô Lô Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm ức lần
Nếu dùng Thủy Tinh làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn ức lần
Nếu dùng hạt Bồ Đề làm tràng hạt. Hoặc thời lần niệm, hoặc chỉ cầm giữ, tụng số một biến thì Phước ấy vô lượng chẳng thể tính toán, khó thể so sánh được.
Nếu muốn nguyện sinh về các Tịnh Thổ của Phật, cần phải y theo Pháp thọ trì tràng hạt này
Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nói:”Hạt Bồ Đề. Nếu lại có người cầm giữ tràng hạt Bồ Đề này, chẳng thể y theo Pháp niệm tụng tên của Phật với Đà La Ni, chỉ có thể cầm giữ theo thân, đi đứng ngồi nằm, ngôn thuyết nói ra, hoặc thiện hoặc ác. Do người này đã cầm giữ hạt Bồ Đề cho nên Công Đức đạt được như niệm chư Phật, tụng Chú không có khác, được Phước vô lượng
Tràng hạt ấy, cần thiết nên có đủ 108 hạt. Nếu khó được như thế hoặc 54 hạt, hoặc 21 hạt hoặc chỉ có 14 hạt… thì Công Đức của tràng hạt này có sai khác.
Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.
Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.
Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā (“điềm lành và to lớn”). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.