1. Các loài cây có thể đặt ở mọi nơi

– Cây cúc đồng tiền: có thể tẩy cả khói thuốc lá, mùi quần áo hôi, ẩm.
– Hoa bạch lan ý: hút hết các chất acetylen, trichorethylen, cylen, tolouen thích hợp trồng ở phòng khách, bếp, buồng tắm, nhà có tường ẩm mới sơn hoặc bằng chất dẻo (chứa nhiều benzen), đồ đạc nội thất chứa sơn dầu nặng.
Chú ý: Không đặt chỗ tối, thiếu ánh mặt trời. Tránh trồng cây này trong nhà khi có người bị hen suyễn
2. Các loại cây nên đặt trong phòng bếp
– Hồng liên môn rất hợp ở nhà bếp do hút các chất NH3, cylen và CO2, kể cả các mùi khét, nồng tanh, nặng mùi của thức ăn kho, chiên, xào có ảnh hưởng đến thần kinh và xoang mũi.
Chú ý: Các loài cây này thải nhiều độc tố khi đêm xuống, phải mang ra sân phơi sương, thải khí độc.

3. Các loại cây có thể đặt ở phòng khách, phòng tắm
– Bạch cúc trinh (gốc Trung Quốc) hút khí NH3 (độc tính cao) và một số khí độc khác ở phòng khách, bếp.
Chú ý: Mấy loài này bạn cũng cần phải thỉnh thoảng mang ra phơi sương cho cây thải độc
4. Cây cảnh trước cửa nhà, sân vườn
– Chà là cảnh (có tên gọi khác là phượng hoàng Ba tây) cành lá so le, chót nhọn xòe như đuôi phượng hoàng, có hoạt tính chống độc khí cylen, chịu nhiệt cao, sống dễ, thường đặt dọc lối vào các biệt thự, sân vườn đầy ánh sáng, tạo nên các hiệu ứng cao bảo vệ không khí thanh khiết, lâu dài.

Trước đây, có quan niệm cho rằng cây cảnh thải ra lượng khí CO2 về đêm nên đặt hoa trong nhà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cơ thể. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của GS.TS Chu Đức Quỳnh và Phùng Tiệp Khánh thuộc đại học y dược Nam Kinh, Trung Quốc kết luận: “Để giữ không khí trong nhà luôn trong lành và phòng bệnh nên trang trí từ 3-5 cây hoa kiểng. Chúng có thể làm giảm từ 30-95% nồng độ thán khí, lại cần ít không khí nên không gây hại cho sức khỏe”.