Chánh niệm là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây . Chánh niệm là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả; là cột trụ, là cốt tủy trong đạo Phật. Dù tu theo bất cứ pháp môn nào, điều tiên quyết là phải thực tập cho mình có chánh niệm. Bốn nền tảng Chánh niệm là Tứ niệm xứ. Đó là bốn căn bản chánh niệm: thân thọ tâm và pháp. Chánh niệm là sự thuần chú tâm; không kèm theo phán đoán. Chánh niệm là sự tỉnh giác ở phút giây hiện tại, xảy ra ở đây và bây giờ. Đó chính là sự tỉnh giác hiểu biểt rõ ràng rằng các cảm xúc, tình cảm, tâm hay pháp là thiện hay bất thiện, để giúp chúng ta chuyển hóa. Dưới đây là bảng đối chiếu pháp hành thiền chánh niệm của Thầy Nhất Hạnh giảng so với Thiền do Đức Phật Thích Ca dạy:
|
“1. Thở vào, tôi biết tôi thở vào
Thở ra, tôi biết tôi thở ra
2.Thở vào, tôi thấy tôi là bông hoa
Thở ra, tôi cảm thấy tươi mát
……..
5. Thở vào, tôi trở nên không gian mênh mông
Thở ra, tôi cảm thấy tự do thênh thang
Hơi thở chuyên chở một hình ảnh, và hình ảnh này được quán tưởng và duy trì trong thời gian hơi thở ấy. Hình ảnh kia được phối hợp chặt chẽ với hơi thở ấy…”
Đức Phật dạy: “Hơi thở vô dài, tôi biết hơi thở vô dài /Hơi thở vô ngắn, tôi biết hơi thở vô ngắn”.Tức là hơi thở như thế nào, ta biết như thế đó. Không có tưởng tượng nó như thế này, như thế kia khi thở vào hay thở ra. Cái việc tưởng tượng cho tâm mình phủ trùm “Tôi cảm thấy tôi trở nên không gian mênh mông”. Chính cái tâm tưởng tượng đó là một loại tâm loạn, làm mệt trí não.