Câu hỏi 117 : Bốc bát hương thờ gia tiên bằng cát có được không? Câu hỏi 118 : Trì chú Đại Bi

Câu hỏi 117 : Bốc bát hương thờ gia tiên bằng cát có được không?
Con bạch Thầy, chúng con ở đạo tràng Bảo Ân, xin hỏi Thầy bát hương thờ gia tiên bốc bằng cát có được không ạ?
Trả Lời:
Vấn đề này Thầy đã có trả lời nhiều lần rồi. Bốc bằng cát cũng được, bốc bằng tro cũng được, bốc bằng gạo cũng được, bốc bằng cái gì mình thấy nó sạch là được. Có thể cắm được cây hương là được, nghe không? Không nhất thiết phải là tro. Có vùng ở miển Trung, chỗ Trường Sơn người ta chỉ toàn dùng cát đấy thôi. Chùa mình bát hương ngoài kia cũng bằng cát, có sao đâu nhé! Có người bảo bốc bát hương bằng cát thì nó nóng, thờ là gia tiên nhà mình nóng lắm, khổ không? Thế bốc bằng tro thì không nóng à? Tro nóng chứ. Cho nên bốc bằng cái gì cũng được miễn là cắm được hương và cái đó phải sạch sẽ. Vì chỗ ấy là chỗ chúng ta tâm linh.
Câu hỏi 118 : Trì chú Đại Bi
Con bạch Thầy, trong quyển nghi pháp trì chú Đại Bi lưu hành nội bộ ở phần cuối của bài chú con thấy có viết là: 5 lần tụng theo bình thường, tụng thẳng chữ Phạn tự không linh nghiệm, có rất nhiều người kiên nhẫn thử vậy không linh nghiệm, con đọc đi đọc lại không hiểu. Xin Thầy từ bi giải thích cho con.
Trả Lời:
Không biết quyển nghi pháp này ai soạn ra. Chú Đại Bi thì Phật tử chúng ta nhiều người thuộc rồi. Chú Đại Bi mà chúng ta thường tụng đó là đã được dịch ra từ chữ Phạn sang âm Hán. Chúng ta đã tụng nó quen rồi. Nhưng nhiều người bây giờ lại thích đọc nguyên âm Phạn, cho rằng âm Phạn thì mới linh thiêng còn tụng âm Hán thì không thiêng. Thì đó đúng là không phải. Các quý Phật tử cũng nhớ đó, Thầy đã kể câu chuyện có bà lão đấy. Bà lão này được một thầy dạy cho tụng chú Om Ma Ni Pad Me Hum. Thế nhưng bà nghe thì tai bà nghểnh ngảng nên nghe thành Om Ma Ni Pad Me … gì đó. Bà nghe như thế rồi suốt ngày bà tụng, chuyên tâm bà ấy tụng. Thế rồi một hôm vị sư ấy về thấy cái am thất của bà ấy tụng trên bàn thờ hào quang sáng rực. Thấy hay quá đi vào.Thấy bà ấy đọc sai rồi. Rồi đợi bà ấy hết thời khoá công phu mới gọi bà ấy:
– Này bà lão! hôm trước tôi dạy bà tụng là Om Ma Ni Pad Me Hum, bà tụng sai hết rồi.
Bà mới bảo:
– Thế có khổ cho thân con không? Thầy dạy con hàng chục năm nay rồi, con chỉ tu hành có thế này thôi. Ấy có uổng công phu con tu hành không?
Bà ấy buồn quá, bà mới vào tụng lại là Om Ma Ni Pad Me Hum thì chẳng thấy hào quang đâu cả. Thì lúc ấy ông thầy tỉnh ra thấy là mình sai rồi, quay lại bảo vào bà :
– Tôi thử bà đấy, lúc nảy bà tụng mới là đúng đấy?
Bà mới trả lời:
– Thế hả thầy, thế sung sướng đời con quá, tưởng con đã uổng công chục năm nay tụng niệm.
Thế bà mới ngồi vào tụng thì hào quang liền phát ra luôn.
Vậy ta thấy thần chú linh nghiệm không phải hoàn toàn ở câu chữ, mà chính là tâm chuyên chú ,định tâm. Bà ấy nghĩ bà ấy đúng nên yên tâm tụng niệm. Cho nên nói Nam Mô A Di Đà Phật nhiều người bảo cứ phải Nam Mô
A Mi Đà Phật mới đúng. A Di Đà Phật là Phật không chứng cho, là “Di” Phật đi, không được! Nhiều người giờ vẫn còn A MI Đà, nhưng chúng ta thấy có phải như vậy đâu. Thế Thầy đi qua Trung Quốc, thấy người ta chỉ
A Mi Tò Fò thế thì làm sao? Mình thì A Di Đà Phật thế thì ai đúng? Ai cũng đúng cả. Cái người ngọng không niệm được Nam Mô A Di Đà Phật được rõ ràng. Nhưng người ta nhất tâm niệm Phật thì Phật vẫn chứng cho người đó có phải không? Thầy giải câu này, lần này rồi là phải nhớ nhé. Khi tụng khi niệm ở tâm chí thành thanh tịnh, định tâm là có cảm ứng.
A Mi Đà Phật mới đúng. A Di Đà Phật là Phật không chứng cho, là “Di” Phật đi, không được! Nhiều người giờ vẫn còn A MI Đà, nhưng chúng ta thấy có phải như vậy đâu. Thế Thầy đi qua Trung Quốc, thấy người ta chỉ
A Mi Tò Fò thế thì làm sao? Mình thì A Di Đà Phật thế thì ai đúng? Ai cũng đúng cả. Cái người ngọng không niệm được Nam Mô A Di Đà Phật được rõ ràng. Nhưng người ta nhất tâm niệm Phật thì Phật vẫn chứng cho người đó có phải không? Thầy giải câu này, lần này rồi là phải nhớ nhé. Khi tụng khi niệm ở tâm chí thành thanh tịnh, định tâm là có cảm ứng.