co phai con nguoi tu em benh tat en cho 1217470888
Khoa học càng tiến bộ, xã hội văn minh, kiến thức càng tinh tế và đầy đủ hơn. Chính những điều đó đã được con người tiếp thu hằng ngày học hỏi và nhớ. Có phải đó là những điều đó là những chương trình được lập trình sẵn vào bộ não của con người hằng ngày?

Đối với vấn đề về dinh dưỡng và chất bổ. Không biết các bạn như thế nào. Đối với tôi, ai cho gì ăn cái đó, ăn no thì thôi, không bao giờ để ý đến chất dinh dưỡng hay vitamin trong thức ăn. Bệnh thì không bao giờ uống thuốc. Vài ngày bệnh sợ quá cũng đi mất.
Riêng đối với những người thân bên cạnh, tôi thấy rằng họ rất sợ bệnh, sợ xấu, sợ ốm,v.v… cho nên họ rất chú ý đến dinh dưỡng, vitamins trong thức ăn, cho nên họ thường xuyên đọc báo, nghe đài, đi nghe những lớp huấn luyện về nấu ăn đúng dinh dưỡng và chất bổ. Và kết qua họ thường xuyên bệnh và mỗi khi bệnh thì lo tìm thuốc uống, tìm bác sĩ để đi khám.

Tại sao khác nhau vậy?
Có phải vì khi con người quá chú trọng đến dinh dưỡng và vitamin, họ đã được khoa học ngày nay lập trình sẵn vào trong bộ não là phải ăn uống có đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cho nên mỗi khi có dinh dưỡng hay vitamin nào thiếu một chút là cơ thể phản ứng ngay, chính những phải ứng đó là do sự khác nhau giữa những gì không đáp ứng được đầu đủ cho cơ thể so với chương trình được cài vào từ trước, ví dụ như hắc xì, cảm, dạ dày, tim, ung thư, gan, thận, v.v…
Còn riêng tôi, tôi chỉ lập trình cho bộ não rằng: “Ai cho gì ăn cái đó, ăn no thì thôi, không đòi hỏi gì cả, ăn để mà sống, chứ không phải sống để ăn, bệnh thì không uống thuốc gì cả, không cần đi bác sĩ, giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, không lo lắng buồn phiền sợ hãi gì cả, có chết thì cho chết luôn”. Do thường xuyên nhắc tâm như vậy mà thân thể nghe theo luôn khỏe mạnh rất ít bệnh và bệnh mau khỏi. Nhất là từ khi ăn chay 10 năm lại đây, bị bệnh vài lần và cũng qua hết. Dù cho thân muốn bệnh mà nó biết ý chí của tôi như vậy thì nó cũng sợ chạy mất, vì nó biết ông này không sợ nó. Còn ai sợ nó thì nó đến thăm thường xuyên.
Do vậy, kiến thức khoa học ngày nay là những chương trình lập sẵn làm cho con người dễ bệnh nhất. Các bạn không tin sao!? Để tôi cho thêm ví dụ nha.
Hằng ngày hằng giờ, hằng giây con người thường xuyên tiếp nhận mọi thông tin, tin tức, kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau từ TV, Radio, báo chí, bạn bè, quảng cáo ngoài đường phố, trong trường lớp qua thầy cô, nơi làm việc, v.v… Chính những thông tin đó như những chương trình thông tin dữ liệu được cài vào bộ não của mọi người. Và con người bắt đầu tận dụng những dữ liệu đó phân tích để đưa ra những kết luận riêng cho bản thân.
Khi gặp bạn bè trò chuyện, mỗi người nói lên những hiểu biết của mình, và tại đây hễ có ai nói khác ý hay sai những gì mình biết thì có phải mình hơi nóng nóng mặt không, muốn tranh cãi đúng sai, muốn nói lên sự hiểu biết của mình, nhận xét, bình phẩm, chê bai, chỉ trích, chỉ cái sai, cái lỗi của người, muốn người khác tin rằng mình đúng có phải không? Chính lúc này là trong lòng của mỗi người có phải hơi hơi giận và không hài lòng không? Đó là những căn bệnh của người hiện đại thông tin hóa. Vì sao? vì những gì người khác nói khác với những gì đã được lập trình trong đầu họ.
Nhìn kỹ lại chúng ta hãy xem phân tích sau. Ví dụ anh Cốc tích trữ được 2 thông tin A và B, từ A và B anh đưa ra kết luận n1. Anh Ổi thu tập được 3 thông tin A, B, C rồi đưa ra kết luận là n2. Anh Mía thu thập được 5 thông tin A, B, C, D, E rồi đưa ra kết luận là n3. Khi 3 anh ngồi lại thì ai cũng muốn những kết luận của mình là đúng nhưng đâu ai biết được rằng những thu thập của mỗi người khác nhau tạo ra những kết luận khác nhau như vậy.
Các bạn có thể kiểm tra não mình hoạt động như thế nào. Có một lần tôi vào bếp thấy cô A đang bầm rau. Sau đó vài ngày từ trong phòng tôi nghe tiếng bầm bầm thớt trong bếp, trong óc liền đưa ra nhận xét ngay cô A bầm rau. Nhưng đúng ra hôm đó em trai cô A đang trong bếp bầm xả chứ không phải cô B đang bầm rau. Do ví dụ trên chúng ta có thể nhận lần đầu tiên bộ não được lập trình cô B trong bếp bầm rau thì lần sau khi nghe tiếng bầm bầm trên thớt não liền đưa ra kết luận đó là cô B trong bếp và đang bầm rau chứ không ngoài ai khác.
Trong cuộc sống cũng vậy mỗi người một hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau cho nên sự hiểu biết kiến thức của mọi người khác nhau. Nếu chúng ta hiểu được như vậy thì không nên vì sự khác nhau đó mà tranh cãi hơn thua với ai, chỉ cần biết tôn trọng ý của người khác thì cuộc sống rất nhẹ nhàng thanh thản, trong lòng không bao giờ chất chứa bực tức, giận hờn, hay tranh đua hơn kém với ai nữa dẫn đến bệnh stress. Nếu không thì chính chúng ta đã đem bệnh tật đến cho chính mình mà không biết.
Còn rất nhiều những cái khác mà con người hằng ngày lập trình vào bộ não của mình như:
· Những vấn đề mê tín, tin rằng ngày thứ sáu ngày 13 là xui xẻo, xấu; tin rằng xây nhà mới, chôn cất, đám cưới hỏi, khai trương mà không coi trước ngày giờ thì sẽ làm ăn không nên, gia hạnh bị đen đủi ly tán, tai nạn; thấy người có tướng gì đó xấu thì nghi họ là người xấu, tin rằng mạng mình hợp với hướng nào đó để mua nhà, xây bếp, bàn cầu, hướng cửa, v.v…
· Luôn sợ hãi, mất tự tin trong mọi việc làm.
· Sợ ma, sợ bóng tối,
· Ăn chay thì sợ thiếu chất.
· v.v…
Tóm lại những kiến thức con người tiếp thu, thu nhận từ cuộc sống ngày nay là những cơ sỡ dữ liệu lập trình vào bộ não, về khía cạnh nào đó chúng có những mặt lợi ích và giá trị, nhưng không thể không phòng ngừa chúng, vì chính những lập trình đó làm cho cơ thể phản ứng sai lệnh đi khi có những thông tin tin tức khác với những gì đã được lập trình trước hay những gì chúng ta ăn vào không đủ chất dinh dưỡng hay chất bổ so với những kiến thức đã được biết (đã được lập trình trước). Từ những sai lệnh về sự khác nhau đó dẫn đến bệnh tật, tâm trạng mất tự chủ và những bệnh tâm lý khác, cuộc sống luôn bất an, lo lắng, buồn phiền và sợ hãi.
Vậy chúng ta hãy tự lập trình lại cho bộ não của mình những mặc tích cực trong cuộc sống, thương yêu và tha thứ nhiều hơn nữa để giúp cho thân tâm không còn bệnh tật, lo lắng, buồn phiền và sợ hãi nữa.
Con người thường xuyên lập trình cho chính mình rằng:
· Yêu là hạnh phúc cho nên khi thất tình hay chia tay thì đau khổ. Nếu chúng ta lập trình rằng yêu là duyên phận trả vay vay trả thì có chia tay cũng biết rằng đã trả nợ xong, đường ai nấy đi, sống một mình khỏe, có thời gian nghĩ đến mình nhiều hơn, tự do tự tại vô tư và vui vẻ hơn.
· Có tiền là có tất cả, do vậy coi trọng đồng tiền, tìm cách giữ gìn, bảo vệ chúng. Khi bị ăn trộm, cướp, mất, lừa gạt thì nổi điên lên. Còn nếu chúng ta lập trình cách khác, xem thường đồng tiền biết chúng là rắn độc, sống biết bố thí chia sẻ giúp đỡ người khác thì có bị mất, cướp, trộm, lừa gạt cũng không sao.
· Có danh vọng thì sẽ có tiếng tăm, sau đó tiền bạc cũng dễ kiếm hơn,…do lập trình như vậy mà con người dùng mọi biện pháp thủ đoạn tranh giành quyền lực, dùng đủ mọi cách để có quyền lực danh vọng để có thể hơn người khác. Còn nếu chúng ta lập trình danh vọng là ảo tưởng, khiến con người làm nô lệ cho công việc, danh vọng càng cao trách nhiệm càng nhiều, tinh thần lúc nào cũng bị ức chế bởi áp lực của công việc và trách nhiệm, không có lúc nào rảnh để lo cho mình, gia đình và người thân, mọi nơi mọi lúc đều bị công việc chi phối và ảnh hưởng. Biết rõ lợi hại như vậy, thì chúng ta không thèm danh vọng, ai muốn cứ để họ làm, ai cho mình làm chức vụ cao thì từ chối.
· Ai làm chuyện xấu, thì nhớ hoài, xem họ là người xấu. Chỉ cần ta lập trình hôm qua họ như vậy, hôm nay họ đã thay đổi rồi, luôn nhìn người khác dưới con mắt lạc quan tin tưởng mọi người là người tốt, người thiện người lành. Không bao giờ nghi ngờ ai xấu ác cả.
· Trong quan hệ giữa người và người, khi gặp chuyện gì không vừa lòng, thất bại, bị hư chuyện gì đó, bị sai phạm gì đó, bị la trách mắng bởi cấp trên, bị tai nạn, bị mất mát, bị lừa gạt, … con người thường đổ lỗi cho người khác, hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh, không bao giờ nhận lỗi về mình, chính vì vậy mà làm cho tình cảm quan hệ bị chia rẽ. Khi có phước thì cùng hưởng, có nạn thì đổ lỗi cho nhau. Còn khi chúng ta biết cách lập trình kiểu khác thì dù mọi việc xảy ra như thế nào trong cuộc sống, quyết không đổ lỗi cho ai hay hoàn cảnh nào, không nói xấu, nói cái sai, chỉ trích, bình phẩm ai mà chỉ lo tìm cách hay phương pháp giải quyết vấn đề thì người đó xứng đáng được người khác kính trọng, họ luôn sống hòa thuận với mọi người, có cần gì ai giúp đỡ thì sẽ có người giúp ngay.
· v.v…
Và còn bao nhiêu điều lập trình khác. Tự mỗi người sẽ tìm thấy những lập trình trong đầu mình hằng ngày.
Đơn giản thôi, chỉ cần xét thấy những tâm niệm nào làm khổ mình, khổ người là biết ngay mình đã lập trình sai, hãy lập trình lại, tư duy tốt, thiện về mọi người thì cuộc sống luôn mỉm cười với chúng ta.
Nguồn: facebook.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0853989686
Liên hệ